Cho vay doanh nghiệp dễ tiêu cực, đảo nợ

Có ý kiến cho rằng, để rạch ròi việc phân bố vốn vay, nên quy định 2/3 trong số 30 nghìn tỷ là cho vay cá nhân, chỉ dành 1/3 cho vay DN. Ý kiến ông thế nào?
TS Vũ Đình Ánh: Theo tôi, không nên cho vay DN. Vì theo kinh nghiệm từ năm 2009 khi hỗ trợ lãi suất 4%, cho vay DN rất dễ sai mục đích. DN vay xong không làm, hoặc giả vờ làm ít hơn quy định để lấy vốn đầu tư làm việc khác. Thế nên theo tôi không nên dành vốn cho DN, mà chỉ cho vay người mua. Với DN, nên dành cho 1 chương trình khác.
Ngoài ra, dự thảo giao việc thực hiện cho vay vốn về các NHTM Nhà nước là dở. Dễ có khả năng sẽ xảy ra hiện tượng đảo nợ: các NH cho vay BĐS rất nhiều, nợ xấu, không đòi được. Giữa NH và DN sẽ thông đồng: bơm tiền vào các DN đang vay vốn, với đề nghị DN phải xin giấy phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội để hợp thức hóa. Với cách “lách” này, NH thì giải quyết được nợ xấu, DN cũng kiếm bẫm, chỉ có người mua nhà là thiệt, tiền ngân sách cũng bị thâm hụt vì đầu tư không đúng chỗ, và 30 nghìn tỷ chẳng mấy chốc mà hết.

Xin cảm ơn ông!


Theo dự thảo Thông tư, người vay tiền sẽ được mua nhà ở thương mại dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, tức tương đương khoảng 1 tỷ đồng trở xuống. Đây là quy định nhằm tạo thêm điều kiện cho những người chưa đủ tiền mua, còn giá cả thì theo thị trường và phía các DN cũng sẽ không nhận được sự hỗ trợ nào cả.
Hiện nay, các chủ trương và ngay cả dự thảo Thông tư cũng đang tư duy theo góc độ người cho vay, chứ chưa tư duy theo góc độ của người đi vay. Nếu dành tiền cho người thu nhập thấp vay để thuê nhà, tôi nghĩ sẽ ít người dám vay, vì theo logic về mặt tài chính, người ta chỉ có thể vay tiền để mua nhà, chứ không thể vay tiền để đi thuê nhà. Thế nên, chủ trương này sẽ rơi vào chỗ không thể triển khai.

Theo DiaOcOnline.vn

Tin tức

Hồ sơ biểu mẫu

Hướng dẫn thủ tục

Hỏi đáp